Sử dụng Ngựa bạch

Cưỡi ngựa trắng chụp hình

Cũng ở Việt Nam, ngựa bạch thường được sử dụng để bán lấy thịt và nấu cao và do ngựa bạch thường có bộ lông đẹp nên đã có dịch vụ các cô dâu, chú rể thuê ngựa bạch cưỡi hoặc 2 ngựa bạch kéo xe hoa để chụp ảnh cưới. Ngựa bạch là giống ngựa quý hiếm, có thể dùng thịt và xương để làm thuốc chữa bệnh, giá của một con ngựa bạch giống bình thường cao. Trước đây giá trị một con ngựa bạch chỉ ngang ngựa thường vì người ta không biết nấu cao cũng chẳng dám ăn thịt chúng mà chỉ sử dụng để thồ hàng. Giờ cao ngựa bạch được ưa, người dân mới gây thêm giống cho đàn ngựa bạch trở nên đông đúc. Cứ mỗi một năm rưỡi, mỗi chú ngựa cái lại cho ra một lứa ngựa bạch mới có giá trị rất cao.

Ngựa nấu cao phải từ 7-8 năm xương cốt phát triển mới lợi cao (được nhiều cao), cao mới tốt, đặc biệt là những con ngựa đực trên mười tuổi. Chúng có thể hình to cao, tích tụ đầy đủ những vi chất tinh túy trong từng tế bào. Trước đây ở Việt Nam do nhiều người săn lùng ngựa bạch để nấu cao nên số lượng ngựa bạch đã giảm sút[4] Trước đây giá trị một con ngựa bạch chỉ ngang ngựa thường vì người ta không biết nấu cao cũng chẳng dám ăn thịt chúng mà chỉ sử dụng để thồ hàng. Giờ cao ngựa bạch được ưa, người dân mới gây thêm giống cho đàn ngựa bạch trở nên đông đúc.

Nhiều lời đồn thổi đã đẩy cao ngựa bạch lên thành một thần dược có thể trị được bách bệnh, cao ngựa bạch thích hợp với cả người lớn, trẻ nhỏ, đặc biệt là chữa các bệnh từ như suy nhược cơ thể, phổi, đến yếu sinh lý và cả ung thư. Trên một số tờ báo điện tử, website thông tin đang dùng chiêu tung hỏa mù để đẩy giá cao ngựa bạch trên mạng Internet. Người ta liệt kê tác dụng thần kỳ để chữa các loại bệnh hiếm gặp của cao ngựa bạch như tăng trưởng xương, chống còi xương, phục hồi thoái hóa khớp, chống suy nhược cơ thể đến chống hen, chữa bệnh phổi, suy tim đến cả yếu sinh lý, hỗ trợ chống bệnh ung thư[8]. Nhiều người mua ngựa trắng, giá chỉ bằng cỡ 1/3 ngựa bạch về nấu cao nhưng không nên dùng loại cao ngựa tạp nham

Cách phân biệt cao ngựa bạch thật giả qua nhận biết màu cánh gián (sẫm hay nhạt là do cách nấu của từng cơ sở), mặt hơi mịn, hơi bóng, cao càng khô độ bóng sẽ giảm. Cao giả là miếng cao trong suốt thì thành phần chủ yếu là sáp ong còn loại cao có nhiều hạt trắng là do người nấu chạy theo lợi nhuận nghiền bã xương đã nấu trộn vào. Thị trường Việt Nam hiện nay có rất nhiều loại cao xương ngựa không rõ nguồn gốc, không nhãn mác và không có hạn sử dụng. Bản chất của cao xương ngựa chỉ là một loại thực phẩm chức năng. Tuy nhiên thời gian gần đây, cũng có người đi nuôi và mua ngựa bạch để lấy cao.[9] Ở Việt Nam, ngựa bạch được coi là ngựa thuốc quý hiếm để nấu cao ngựa bạch.[10]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Ngựa bạch http://www.informatics.jax.org/wksilvers/ http://dantri.com.vn/suc-khoe/cao-ngua-bach-khong-... http://congannghean.vn/phong-su/201401/noi-buon-ng... http://daidoanket.vn/PrintPreview.aspx?ID=75438 http://qlkh.tnu.edu.vn/theme/details/579/nghien-cu... http://thethaovanhoa.vn/doi-song/ky-2-di-cho-ngua-... http://www.tienphong.vn/xa-hoi-phong-su/di-buon-ng... http://m.vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/159676/nguoi-dau-... http://www.vietnamplus.vn/nam-ngo-nghe-nuoi-ngua-d... http://vcn.vnn.vn/ngua-bach_i911_c131.aspx